Hiện nay giáo dục luôn được quan tâm hàng đầu, do đó nhiều phương pháp giảng dạy đã được áp dụng và phát triển. Một trong số đó phải kể đến STEAM, đây là phương pháp giáo dục được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy STEAM là gì? Mang đến những lợi ích như thế nào? Cùng mortelmanagement.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
I. Phương pháp giáo dục STEAM là gì?
STEAM là phương pháp giáo dục kiểu mới trang bị những kỹ năng, kiến thức của 5 lĩnh vực là khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Mô hình giảng dạy này được nâng cấp từ phương pháp giao dục STEM, được bổ sung thêm lĩnh vực nghệ thuật. Nhờ đó mà STEAM trở nên hoàn thiện hơn.
Phương pháp STEAM được ra đời từ ý tưởng sáng tạo của Trường thiết kế Rhode Island (Mỹ). Sau đó, ý tưởng này đã nhận được nhiều phản ứng tích cực và nhân rộng ra toàn nước Mỹ cũng như thế giới. STEAM được đánh giá là phương pháp giao dục tiên tiến nhất hiện nay.
STEAM mang đến cho học sinh sự sáng tạo, chủ động hơn. Mỗi bài học sẽ là những tình huống cụ thể để các em có thể phát triển sự sáng tạo, kích thích trí tò mà. Nhờ đó mà hoàn thiện các kỹ năng và giải quyết những vấn đề qua nhiều góc nhìn khác nhau.
II. STEAM giúp học sinh phát triển kỹ năng gì?
Chắc hẳn sau khi biết được STEAM là gì, bạn đã phần nào hiểu hơn về phương pháp giáo dục kiểu mới này. Vậy STEAM giúp học sinh phát triển, hoàn thiện những kỹ năng nào?
1. Kỹ năng về khoa học
Việc giảng dạy STEAM sẽ giúp học sinh có thể liên kết các định nghĩa, khái niệm trước những hiện tượng của đời sống thực tế. Nhờ đó mà có thể ứng dụng để thực hành, giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
2. Kỹ năng công nghệ
Phương pháp giảng dạy STEAM còn giúp học sinh hiểu rõ hơn về công nghệ. Theo đó, học sinh có thể nắm bắt, sử dụng những kỹ năng công nghệ. Từ đó hiểu rõ các kiến thức cơ bản cho đến nâng cao một cách dễ dàng hơn.
3. Kỹ năng kỹ thuật
Với cách giáo dục STEAM, học sinh sẽ có sự hiểu biết về quá trình lắp ráp, chế tạo ra một sản phẩm nào đó. Điều này giúp cho sự sáng tạo, tư duy của học sinh được nâng cao hơn.
4. Kỹ năng toán học
Học sinh khi ứng dụng STEAM có thể hiểu được việc thực hiện những phép tính mà không đơn giản chỉ là các con số khô khan. Hơn hết, nó còn được áp dụng trong đời sống thực tiễn.
5. Kỹ năng nghệ thuật
Những hoạt động văn nghệ như hát, nhảy, vẽ, múa… sẽ giúp trẻ phát triển đầy đủ giác quan. Tính sáng tạo, tưởng tượng của trẻ cũng được cải thiện, nâng cao hơn. Nhờ đó mà trẻ có thể nhận thức tốt hơn về các lĩnh vực của cuộc sống.
III. Những lợi ích của phương pháp giảng dạy STEAM
Phương pháp giáo dục STEAM không chỉ mang đến những lợi ích về kiến thức mà còn giúp trẻ phát triển thêm các kỹ năng mềm khác. Đây đều là những kỹ năng quan trọng giúp trẻ hội nhập trong thời địa mới, tạo thêm bước đệm vững chắc trong tương lai. Vậy những lợi ích của phương pháp STEAM là gì?
1. Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng cần thiết
- Kỹ năng quan sát: học theo phương pháp STEAM, trẻ sẽ được rèn luyện khả năng quan sát để có thể tìm ra bản chất của hiện tượng. Từ đó, trẻ có thể đưa ra những phương pháp mới, ý tưởng phù hợp.
- Kỹ năng đặt vấn đề: khi bắt đầu học, trẻ sẽ được đưa ra yêu cầu đặt vấn đề trước khi tìm đáp án. Nhờ đó mà trẻ học được cách phân tích và khả năng dự đoán trước kết quả.
- Kỹ năng truy vấn: trong quá trình học tập, trẻ sẽ được yêu cầu tuy vấn khi đặt câu hỏi. Điều này giúp các bé rèn luyện được tư duy, khả năng phản biện. Từ đó có thể giải quyết mọi tình huống của cuộc sống.
- Kỹ năng hợp tác: STEAM đề cao khả năng làm việc nhóm, các bé sẽ cùng nhau đóng góp ý kiến để tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Nhờ đó mà rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp.
2. Khơi dậy sự sáng tạo ở trẻ
Phương pháp giáo dục STEAM còn giúp trẻ khởi dậy sự sáng tạo. bởi cách giảng dạy vừa học, vừa chơi nên não bộ của trẻ sẽ phân tích và tạo ra sự kết giữa kiến thức với thế giới thực tế.
Sự sáng tạo này có thể được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau như đặt câu hỏi để tìm đáp án, khám phá việc lắp ráp đồ vật…
Đặc biệt, STEAM còn mang đến môi trường giáo dục không áp lực thông qua những tiết học thực hành thú vị. Nhờ đó mà trẻ có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.
Có thể nói, đây chính là sự khác biệt của STEAM so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Điều này không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức mà còn giúp trẻ chủ động tìm tòi điều mới, phát triển khả năng bản thân.
3. Truyền cảm hứng học tập
Sự thành công của phương pháp STEAM còn thể hiện ở khả năng truyền cảm hứng học tập cho trẻ. Bởi với STEAM, trẻ không phải học quá nhiều kiến thức nhưng vẫn nắm rõ nội dung bài học thông qua các ứng dụng, nghiên cứu thực tế.
4. Trẻ được dựa vào những tình huống cụ thể
Với phương pháp giảng dạy STEAM, học sinh sẽ được học nhiều tiết học có các tình huống cụ thể. Từ đó, trẻ có thể vận dụng kiến thức đã được học để giải quyết vấn đề. Đây là một trong những mục tiêu mà phương pháp giáo dục STEAM luôn hướng đến. bởi với phương pháp giảng dạy truyền thống thì học sinh chỉ tiếp thu lý thuyết là chủ yếu. Cho dù có điểm số cao nhưng hầu hết trẻ không thể vận dụng trong cuộc sống thực tế.
Học theo phương pháp STEAM sẽ giúp trẻ chủ động trong việc khám phá, mở rộng tri thức hơn.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ STEAM là gì, cũng như lợi ích mà phương pháp giáo dục này mang đến cho trẻ. Có thể thấy đây là cách giảng dạy kiểu mới giúp trẻ có hứng thú với việc học hơn. Đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng ở trẻ.