Bột tàn mùi được sử dụng nhiều khi làm bánh hoặc nấu ăn. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng biết bột tàn mì là gì, sử dụng như thế nào? Có lẽ vì thế mà nhiều người vẫn luôn nhầm lẫn bột tàn mì với bột mì, bột năng. Vậy hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của mortelmanagement.com để hiểu rõ hơn về loại bột này nhé.
I. Bột tàn mì là gì?
Bột tàn mì chính là phần tinh bột của bột mì nên mịn và rất trắng, không mùi. Với những đặc điểm này mà bột tàn mì được sử dụng làm há cảo, bún, phở, bánh nướng cần độ giòn xốp không cứng. Bên cạnh đó, bột tàn mì cũng được dùng làm nhân đậu xanh, nhân đậu đỏ cho bánh.
Bột tàn mì thường bị nhầm lẫn với bột bánh dẻo, bởi vì bao bì sản phẩm của chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt 2 loại bột này như sau:
Bột bánh dẻo cáo màu hơi ngà, mùi thơm và bột có cảm giác dính tay.
Bột tàn mì có màu trắng tính, không mùi và hạt có cảm giác mịn, trơn láng.
II. Những tác dụng của bột tàn mì
Là tinh bột của bột mì nên những tác dụng của bột tàn mì khi làm bánh, nấu ăn là gì?
- Mang lại độ dai, màu sắc trắng: Bột tàn mì khi hấp chín có độ dai và màu trắng đặc trưng. Do đó mà chúng được sử dụng trong làm một số loại bánh như há cảo, bánh canh, bún, phở…
- Tạo độ cứng cho nhân đậu xanh: Khi sên các loại nhân đậu để làm nhân cho bánh nướng, bạn có thể sử dụng bột tàn mì để nhân được cứng mà không giảm đi hương vị vốn có.
- Tạo độ xốp, nở: Bên cạnh đó, bột tàn mì còn giúp món ăn cộ giòn, xốp hơn.
III. Bột tàn mì có phải bột năng không?
Có lẽ đây là vấn đề mà nhiều chị em nội trợ luôn băn khoăn khi tìm hiểu bột tàn mì là gì. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé. Như đã chia sẻ, bột tàn mì chính là tinh bột của bột mì. Trong khi đó, bột năng được làm từ củ khoai mì nên có màu trắng đục hơn sơ với bột tàn mì. Khả năng kết dính của bột năn cũng tốt hơn. Nếu bột tàn mì giúp tạo độ dai cho món ăn thì bột năng còn tạo thêm độ dẻo dính, bên cạnh độ dai.
Như vậy, có thể thay bột năng và bột tàn mì hoàn toàn khác nhau. Dựa vào đặc tính của từng loại bột, bạn sẽ sử dụng chúng phù hợp cho từng món ăn.
IV. Một số món ăn làm từ bột tàn mì
Bột tàn mì được dùng để làm nhiều món bánh, cũng như tạo độ sánh cho món ăn. Dưới đây là một số công thức dùng bột tàn mì đẻ làm bánh, bạn có thể tham khảo nhé.
1. Há cảo
Há cảo là món ăn nổi tiếng tại Trung Quốc và được nhiều người Việt ưa thích. Bạn có thể tự làm món ăn này tại nhà từ bột tàn mì theo các bước như sau:
Nguyên liệu bao gồm:
- 130g bột tàn mì
- 50g bột năng
- 20g bột nếp
- Muối, dầu ăn và nước sôi.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Bạn trộn đều 130g bột tàn mì, 50g bột năng, 20g bột nếp cũng với 1/3 thìa cà phê muối.
- Bước 2: Sau đó cho bếp lên nồi, đổi 250ml nước sôi vào hỗn hợp bột và trộn đều.
- Bước 3: Sau khi hỗn hợp đã được trộn đều, bạn cho 2 thìa canh dầu ăn và nhồi bột trong khoảng 3-5 phút hoặc nhồi đến khi thấy bột mịn, dai.
- Bước 4: Lăn bột thành thanh trụ dài và cắt thành từng khúc ngăn. Cắt đến đâu bạn bỏ vào hộp đậy nắp lại để bột không bị khô. Tiếp đến, bạn tiến hành vo bột thành từng viên rồi cán dẹt đến độ mỏng nhất định. Như vậy là bạn đã có được vỏ há cảo dẻo dai để gói bánh rồi đấy.
2. Bánh thuẫn
Bất cứ ai nếm thử món bánh thuẫn từ lần đầu đền cảm thấy chúng có sức hấp dẫn rất đặc biệt. Vì thế, nếu bạn muốn thử sức với món này thì có thể áp dụng ngay công thức từ bột tàn mì dưới đây.
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có:
- 70g lòng trắng trứng
- 70g bột gạo
- 10g bột tàn mì
- 80ml sữa ấm
- 80g đường bột
- Muối, nước cốt chanh, vani, khuôn đổ bánh
Các bước làm bánh thuẫn như sau:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị khuôn làm bánh, nồi hấp. Đun sôi nước để hấp bánh, khi nước sôi thì cho khuôn vào nồi để làm nóng.
- Bước 2: Sau đó bạn cho bột gạo, bột tàn mì vào tô lớn rồi trộn đều. Tiếp đến là cho sữa ấm vào khuấy đều rồi thêm 2 ống vani để tạo mùi thơm.
- Bước 3: Dùng máy đánh trứng để đánh bông lòng trắng trứng. Lúc đầu, bạn nên đánh ở tốc độ trung bình khoảng 2-3 phút, sau đó co 1/3 đường bột. Tiếp tục đánh lòng trắng trứng và cho nốt phần đường bột còn lại vào. Đánh cho đến khi lòng trắng trứng bông cứng rồi trộn hỗn hợp bột ở trên vào rồi đánh đều với nhau.
- Bước 4: Đổ bột vào 2/3 khuôn, rồi dùng dao đã nhúng vào nước cốt chanh rạch hình chữ thập lên mặt bánh. Sau đó đem hấp chín bánh trong khoảng 20 phút đến khi bánh nở phồng 3 tai thì tắt bếp. Đợi đến khi bánh nguội thì tách ra khỏi khuôn và thưởng thức thôi.
3. Phở cuốn
Nguyên liệu chuẩn bị làm bánh cuốn gồm có:
- 400g bột gạo
- 150g tinh bột khoai tây
- 75g bột năng
- 75g bột tàn mì
- Muối, nước ấm, dầu ăn, chảo chống dính
Cách làm như sau:
- Bước 1: Bạn trộn đều bột gạo, tinh bột khoai tây, bột năng và bột tàn mì, muối với nhau. Sau đó đổ từ từ nước ấm vào và khuấy đều bột. Ngâm hỗn hợp bột trong vài phút để bột nở, tiếp đến thêm 2 thìa canh dầu ăn vào hỗn hợp bột rồi trộn đều.
- Bước 2: Cho chảo chống dính lên bếp, dùng vải hoặc giấy thấm dầu ăn thoa đều mặt chảo. Đổ 1-2 muôi bột tùy theo kích thước chảo mà bạn dùng. Nghiêng chảo để bột chảy đều mặt, sau đó đậy nắp vung tỏng vài phút để bột chín.
- Bước 3: Khi bột chín, bạn quét dầu ăn lên mặt rồi nhanh chóng úp chảo lên đĩa hoặc khay phẳng đã phết dầu ăn. Sau đó đợi bánh nguội rồi cuộn lại.
- Bước 4: Thực hiện các bước đổ bánh như vậy cho đến khi hết bột là bạn đã có được món phở cuốn hấp dẫn mà không cần phải ra quán mua rồi đấy.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã biết được bột tàn mì là gì, cũng như một số công thức làm bánh từ loại bột này. Chúc bạn thành công với những hướng dẫn từ bài viết.