Là gì · Tháng Mười 28, 2022

Khiếm thính là gì? Phương pháp điều trị như thế nào?

Khiếm thính là bệnh lý liên quan đến tai khiến người bệnh không thể nghe hoặc nghe không rõ âm thanh so với người bình thường, vì thế mà ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có cách khắc phục nếu chúng ta hiểu rõ khiếm thính là gì và cách điều trị đúng. Cùng mortelmanagement.com theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhé.

I. Khiếm thính là bệnh gì?

Người bị khiếm thính không có khả năng nghe được âm thanh từ môi trường bên ngoài

Khiếm thính là tình trạng người bệnh không thể nghe rõ những âm thanh phát ra từ bên ngoài. Bệnh khiếm thính được chia thành các cấp độ như sau:
  • Khiếm thính nhẹ: Đây là tình trạng người bệnh không có khả năng nghe được những âm thanh nhỏ, tiếng thì thầm. Ngoài ra, người bệnh cũng khó có thể nghe được tiếng nói ở nơi ồn ào.
  • Khiếm thính trung bình: Tình trạng này người bệnh không nghe được tiếng thì thầm và tiếng nói bình thường. Bên cạnh đó, người khiếm thính trung bình cũng khó nghe được tiếng nói ở nơi ồn ào.

II. Nguyên nhân gây ra khiếm thính

Tình trạng khiếm thính do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như yếu tố bẩm sinh, những tác động từ bên ngoài. Vậy cụ thể những nguyên nhân gây ra khiếm thính là gì?

1. Yếu tố bẩm sinh

Những người bị khiếm thính bẩm sinh thường mắc bệnh ngay trong bụng mẹ, tuy nhiên cũng có trường hợp bị bệnh trong giai đoạn sơ sinh. Tình trạng này thường là các yếu tố di truyền hoặc dị tật bẩm sinh trong quá trình mang thai. Nếu không phải do yếu tố di truyền, những nguyên nhân có thể gây ra điếc bẩm sinh là:
  • Mẹ bầu bị giang mai, mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Trẻ sinh ra có cân nặng thấp.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc mà mẹ bầu sử dụng trong thời gian mang thai như thuốc lợi tiểu, chống sốt rét…
  • Trẻ bị vàng da ở thời kỳ sơ sinh, bởi vì tình trạng có thể làm hỏng dây thần kinh thính giác.

2. Những tác động bên ngoài

Khiếm thính có thể do yếu tố di truyền gây ra

Những yếu tố gây ra khiếm thính không do bẩm sinh là nhóm nguyên nhân có thể làm giảm thính lực hoặc điếc hoàn toàn cho bất kỳ đối tượng nào. Gồm có:
  • Mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, nhiễm trùng tai mãn tính, viêm tai giữa…
  • Tác dụng phụ do sử dụng một số loại thuốc trị nhiễm trùng như thuốc trị ung thư, sốt rét…
  • Bị chấn thương vùng đầu, vùng tai.
  • Do lão hóa, thái hóa của tế bào thính giác.

III. Dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ bị khiếm thính

Trẻ nhỏ sẽ không thể thông báo vấn đề sức khỏe của mình cho người lớn. Vì thế mà bậc phụ huynh luôn gặp khó khăn trong việc phát hiện trẻ nhỏ bị khiếm thính để điều trị kịp thời. Do đó, cha mẹ có thể tham khảo những dấu hiệu của khiếm thính dưới đây.

1. Đối với trẻ sơ sinh

Thông thường, trẻ sơ sinh rất dễ bị giật mình bởi những tiếng động của môi trường xung quanh. Tuy nhiên những trẻ bị khiếm thính sẽ không bị ảnh hưởng bởi những điều đó. Thậm chí, trẻ con không hề nhìn về hướng có âm thanh.
Do ảnh hưởng của thính lực nên khả năng phát âm của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể, những bé bị khiếm tình hầu như không thể phát âm được từ đơn giản, từ ngắn.
Vì thế, đây là tin hiệu mà cha mẹ nên quan tâm để chủ động đứa trẻ đi kiểm tra và điều trị sớm. Theo các bác sĩ, trẻ khiếm thính dưới 3 tuổi vẫn có cơ hội điều trị và phục hồi được.

2. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên

Những dấu hiệu nhận biết trẻ từ 1 tuổi trở lên khiếm thính là gì? Đó là, trẻ thường mở âm lượng lớn, bên cạnh đó trẻ không nghe rõ lời cha mẹ nên hay lơ đãng và không thực hiện đúng.
Ngoài ra, do thính lực kém nên trẻ thường phản ứng chậm, đặc biệt là khi được ai đó hỏi chuyện. Nhiều bé trả lời câu hỏi không đúng trọng tâm, thậm chí là phải hỏi nhiều lần.
Vậy nên, tốt nhất là cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám nếu có những dấu hiệu trên và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

IV. Điều trị khiếm thính như thế nào?

Người bị khiếm thính có thể sử dụng máy trợ thính để nghe rõ hơn

Phương pháp điều trị khiếm thính sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh và nguyên nhân gây ra. Một số phương pháp điều trị có thể kể đến như:
  • Sử dụng máy trợ thính: Với những trường hợp khiếm thính nặng, nghe kém sâu hoặc do tổn thương trong tai nên sẽ được chỉ định dùng máy trợ thính. Thiết bị này sẽ làm cho âm thanh lớn hơn để người bệnh có thể nghe được.
  • Điều trị bằng thuốc: Những trường hợp khiếm thính nhẹ, mất tính đột ngột sẽ được chỉ định dùng thuốc để điều trị.
  • Cấy ghép não thính giác: Trường hợp người bệnh bị khiếm thính nghiêm trọng, điếc hoàn toàn có thể chọn phương pháp ghép não thính giác. Phương pháp điều trị này có khả năng thay thế và bù đắp những chức năng của bộ phận bị hỏng. Đồng thời các tín hiệu âm thanh sẽ được gửi trực tiếp đến não dọc theo dây thần kinh giúp cải thiện khả năng nghe của người bị kiếm thính. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cải thiện ở một mức độ nào đó, không điều trị khỏi hoàn toàn.
  • Cấy ghép tai ốc điện tử: Phương pháp điều trị này phù hợp với những người bị khiếm thính nặng, nghe kém sâu. Không giống với máy trợ thính, cấy ghép ốc tai điện tử có thể bù đắp và thay thế những bộ phận bị hỏng hoặc không thực hiện được các chức năng ở tai.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ khiếm thính là gì cũng như làm thế nào để điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo nên người bệnh hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị chính xác nhất. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều bài viết, thông tin bổ ích khác nhé.